Giáo viên chủ nhiệm cần nhiều yêu cầu và kỹ năng hơn so với một giáo viên đứng lớp thông thường. Quan trọng nhất, cần tạo được sợi dây gắn kết với học sinh để hiểu các em đang nghĩ gì và cần những gì?
Trang tin điện tử của trường THPT Phù Mỹ 2 | Bình Địnhhttp://luyenthi.morningstarsedu.edu.vn/uploads/logo.png
Thứ năm - 09/11/2017 03:25
Giáo viên chủ nhiệm cần nhiều yêu cầu và kỹ năng hơn so với một giáo viên đứng lớp thông thường. Quan trọng nhất, cần tạo được sợi dây gắn kết với học sinh để hiểu các em đang nghĩ gì và cần những gì?
1. Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ với học sinh
Tạo dựng mối quan hệ với học sinh là có thể trở thành người bạn với học sinh, gần gũi, chia sẽ những vấn đề liên quan đến việc học và cả trong cuộc sống hàng ngày. Một giáo viên chủ nhiệm cần phải hiểu rõ từng học sinh trong lớp, cần là chỗ dựa cho học sinh. Người thầy cần sự nghiêm khắc, tuy nhiên không để học sinh sợ hãi tránh xa. Muốn làm được điểu này, giáo viên cần:
Biết lắng nghe: Cần phải lắng nghe ý kiến, đề nghị của các em để giải thích hoặc có biện pháp phù hợp chứ không thể làm tất cả theo ý của mình.
Quan tâm đến học sinh: Hãy chú ý đến các em nhiều hơn, làm bạn với học sinh, thái độ thân thiện để các em có sự tin tưởng chia sẻ niềm vui nỗi buồn để từ đó động viên các em học tập có kết quả tốt.
2. Kỹ năng lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp
Cán bộ lớp là người giúp giáo viên quản lý lớp khi cồ không có mặt, báo cáo những việc xảy ra trong lớp, đảm nhiệm công tác đoàn đội,… Lớp trưởng là vị trí quan trọng, là người có vai trò kết nối cả lớp với giáo viên. Lớp trương không nhất định phải là người học giỏi nhất nhưng phải có tài lãnh đạo, quản lý lớp trật tự, có uy tín trong lớp, có thể gắn kết các thành viên với nhau. Giáo viên có thể lựa chọn lớp trưởng theo những cách sau đây:
Cách 1: Giáo viên chủ nhiệm tự lựa chọn trên cơ sở của việc tìm hiểu học sinh. Có thể dùng phiếu thăm dò ý kiến học sinh rồi đưa ra quyết định chính thức.
Cách 2: Để tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp thông qua hình thức bỏ phiếu kín hoặc trực tiếp. Việc bỏ phiếu phải diễn ra công khai, đúng nguyên tắc, đảm bảo tính dân chủ không áp đặt học sinh.
3. Kỹ năng giáo dục đạo đức cho học sinh
Giáo viên có thể giáo dục đạo đức cho học sinh vào tiết sinh hoạt lớp hàng tuần hoặc những buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
Giờ sinh hoạt: Bắt đầu tổng kết kết quả học tập và rèn luyện của lớp trong tuần qua kết quả của cán bộ lớp. Dựa vào sổ đầu bài và sổ cờ đỏ của trường để đánh giá, nhận xét lớp. Phê bình những bạn vi phạm và khen thưởng với bạn có thành tích tốt để làm gương cho các bạn. Nhắc nhở động viên tinh thần các em tạo động lực giúp các em cố gắng hơn.
Có thể thông qua các hoạt động hay các trò chơi, các câu chuyện thú vị để các em có sự thoải mái, thư giãn sau tuần học căng thẳng từ đó rút ra các bài học đạo đức cho các em.
15 phút đầu giờ: Mỗi buổi sáng các lớp đều có thời gian 15 phút để sinh hoạt. Giáo viên có thể lên lớp trao đổi nói chuyện với các em về các vấn đề học tập hay các vấn đề khác trong cuộc sống để giáo dục đạo đức cho các em. Tuy nhiên cần phải linh hoạt chứ không phải chỉ nói những điều lý lẽ, lý thuyết đều đều.
4. Kỹ năng giáo dục học sinh cá biệt
Thực tế, các thầy cô giáo thường chỉ quan tâm đến những học sinh nổi bật, có thành tích tốt trong lớp. Những học sinh cá biệt (học đặc biệt kém, hay nghịch ngợm trong lớp, thường có tên trong sổ đầu bài, phá phách,…) cũng được chú ý nhưng theo cách không được thiện cảm. Đó là tâm lý bình thường của con người. Tuy nhiên, là một giáo viên chủ nhiệm phải khác.
Độ tuổi học sinh có nhiều biến đổi tâm lý, học sinh cá biệt cũng có nguyên nhân nào đó mà giáo viên không biết. Lúc này, giáo viên nên quan tâm, hỏi han học sinh nhiều hơn, có thể tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh để tìm ra nguyên nhân và tìm cách giúp các em. Thầy cô cần bao dung hơn với những học sinh đặc biệt như vậy.
Với một số gợi ý như trên hi vọng là các giáo viên chủ nhiệm của các em học sinh sẽ trang bị thêm các kỹ năng để có thể giáo dục tốt nhất có thể cho các bạn trẻ, các em nhỏ – tương lai của đất nước.